[C11] forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Gửi bài mới Trả lời chủ đề này

Học sinh cần nắm vững những gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

#1
Học sinh cần nắm vững những gì? I_icon_minitime 2/3/2009, 18:22

Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_01 Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_02 Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_03
Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_04 cuopbienc11 Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_06
Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_07 Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_08 Học sinh cần nắm vững những gì? Bgavatar_09
cuopbienc11
Status:
M.O.D
M.O.D
Tổng số bài gửi : 80
Age : 32
Đến từ : CẢRIBE
Registration date : 18/09/2008

Bài gửiTiêu đề: Học sinh cần nắm vững những gì?

Học sinh cần nắm vững những gì?
Học sinh cần nắm vững những gì? 081130p8aaa183349951
Nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa để thi đạt kết quả tốt - Ảnh: Đ.N.T
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009, chúng tôi đã trao đổi với các nhà giáo, nhà quản lý xung quanh định hướng ôn tập cho thí sinh.

[b]Môn Toán

Theo đánh giá của ông Trần Phương (giảng viên trang web Hocmai.vn), cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán có tính phân loại cao và khá chi tiết. Nếu học sinh nắm vững được toàn bộ kiến thức theo cấu trúc này là yên tâm. Tuy nhiên, cấu trúc đề thi chỉ là để kiểm tra kiến thức xem học sinh đã nắm vững được đến đâu, còn khi ôn tập các em vẫn phải nắm chắc các dạng bài. Kinh nghiệm để ôn thi ĐH-CĐ môn Toán đạt hiệu quả là thí sinh cần phải biết năng lực của mình để tập trung vào học cái gì. Đề thi môn Toán bao giờ cũng có một khung cố định gồm: hàm số (2 điểm); tích phân (1-1,5 điểm); hình học (2-2,5 điểm); tổ hợp (1 điểm); phương trình lượng giác (1 điểm). Đây là những phần chắc chắn sẽ có trong đề thi. Học sinh có học lực trung bình nên tập trung ôn tập những phần này vì đây là những phần dễ ăn điểm. Ngoài ra đề thi sẽ có các phần "di động" gồm các mảng rất rộng như: phương trình đại số; bất phương trình đại số; hệ phương trình hoặc hệ bất phương trình. Những thí sinh có học lực khá thì cần học sang những phần kiến thức này. Khi làm bài thi cũng vậy. Học sinh cần xem năng lực của mình đến đâu để tập trung làm những phần nào. Cần nhớ là những câu khó không làm được chưa hẳn đã trượt, trong khi không làm được những câu dễ thì nguy cơ trượt là rất lớn.
Môn Hóa
Ông Lê Kim Hùng - Tổ trưởng tổ Hóa trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM - cho biết: học sinh cần học đủ tất cả các bài; nhìn vào số câu hỏi trong mỗi bài, phần nào có nhiều câu hỏi thì đó là trọng tâm. Trong phần chung, học sinh cần chú ý phần "Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ" là phần phải xem lại ở lớp 10 (các bài Nguyên tử, Bảng hệ thống tuần hoàn, Phản ứng oxy hóa-khử, Nhóm VIA, VIIA) và ở lớp 11 (các bài Điện ly, Axit nitric, Photpho và hợp chất); phần "Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ" phải xem lại các bài ở lớp 11 như: Hidrocacbon, Ankan, Anken, Ankadien, Ankin, Benzen và dẫn xuất, Ancol, Phenol, Andehit, Axit. Vẫn những lưu ý như khi thi tốt nghiệp THPT, tuy nhiên do kiến thức quá rộng trong nội dung thi ĐH nên học sinh cần có nỗ lực nhiều hơn, nhất là phần tổng hợp. Về giải toán thì nên học những cách giải nhanh, rèn luyện những kỹ xảo khi giải. Học sinh ban A (nâng cao) rất thuận lợi khi làm bài trong kỳ thi ĐH, vì trong 40 câu thi tốt nghiệp THPT đã có 32 câu chung, còn trong 50 câu ĐH thì có 40 câu chung, mà phần chung đều dựa vào chương trình cơ bản nên học sinh ban A làm rất dễ dàng.
Môn Địa lý
Ông Đoàn Văn Xuân - giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa - mách nước: khác với đề thi những năm trước (chỉ có 3 câu), đề thi năm nay có 4 câu (8 điểm cho đề chung, 2 điểm cho đề riêng). Riêng kỳ thi ĐH, cũng có phần mới là thêm yêu cầu vẽ lược đồ VN (các kỳ thi từ năm 2002 đến 2008 đều không có). Do cấu trúc đề thi môn Địa lý (cả thi tốt nghiệp THPT lẫn thi ĐH - CĐ) bao quát toàn bộ chương trình học trong sách giáo khoa nên học sinh cần học đủ tất cả các bài, học có phương pháp để dễ nắm vững bài học, không nên học tủ. Để có điểm cao trong kỳ thi, học sinh cần chú trọng rèn các kỹ năng (bản đồ, tính toán, nhận xét, giải thích), rèn kỹ để vẽ lược đồ tương đối chính xác và biểu hiện một số đối tượng địa lý sẽ yêu cầu trên lược đồ. Với cấu trúc này, học sinh học ban cơ bản vẫn có thể dự thi ĐH khối C, nhưng cần tham khảo thêm chương trình nâng cao để có lợi thế hơn khi chọn đề.
Môn Vật lý
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Dũng - giảng viên trường ĐH Sài Gòn - cho rằng, số lượng câu hỏi lý thuyết hơn 60% đề thi nên khi học bài nào, học sinh nên nắm kỹ dàn bài, ý chính của mỗi phần, phải nắm được bản chất của các hiện tượng vật lý để từ đó vận dụng giải quyết những câu hỏi đòi hỏi suy luận. Chú ý khi học lý thuyết phải phân biệt hai loại nội dung: loại phải học thuộc lòng (như các định lý, định luật, tính chất) và loại học để hiểu (thi trắc nghiệm, không cần chứng minh công thức mà chỉ cần thuộc công thức để vận dụng và giải quyết các yêu cầu của bài toán đặt ra). Ngoài ra cần sắp xếp thời gian để ôn lại lý thuyết nhiều lần trong năm vì khi học qua phần mới dễ quên các lý thuyết đã học trước đó. Khi làm các câu hỏi về bài tập thì nhớ đổi đơn vị cho phù hợp cũng như phải rèn luyện kỹ năng tính toán trong quá trình học. Vì thời gian cho mỗi câu hỏi không nhiều, nên câu nào trả lời được thì trả lời ngay, còn câu hỏi nào lúng túng thì hãy lướt qua câu khác và quay lại sau.

Cấu trúc đề thi quá phức tạp


Học sinh cần nắm vững những gì? 081130p8aaa2
"Cấu trúc đề thi năm nay hết sức phức tạp và rất ít tính khả thi. Tôi thấy Bộ GD-ĐT đang tự mâu thuẫn với chính mình khi yêu cầu: đề thi tốt nghiệp thì có một phần chung và một phần riêng, yêu cầu thí sinh học theo chương trình nào thì phải làm theo chương trình đó; trong khi đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ thì lại không bắt buộc. Tại sao lại có sự phân biệt vô lý như vậy? Ví dụ, tôi là người đi thi tốt nghiệp THPT, tuy tôi học ban cơ bản ở trường nhưng tôi tự học nâng cao qua các tài liệu khác và tôi hoàn toàn có thể làm được phần riêng theo chương trình nâng cao thì tại sao lại không cho tôi làm? Chẳng hạn đối với môn Toán, tôi học ban Cơ bản và phần riêng trong đề thi dành cho thí sinh học chương trình cơ bản lại không có một định lý nào đó mà chỉ ở chương trình nâng cao mới có. Tôi tự học và muốn được làm bài toán theo định lý đó vì nó phát huy được tính sáng tạo của tôi và vì làm theo cách đó hay và ngắn gọn hơn... nhưng chỉ vì ban Cơ bản của tôi không được học nên tôi không được làm hay sao? Như vậy là kiềm chế sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Chúng ta luôn khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần tự học trong học sinh, tại sao lại đưa ra một quy định như vậy trong thi cử? Bên cạnh đó, các môn đều có phần riêng trong khi đó riêng môn ngoại ngữ thì lại chỉ có một đề chung, mặc dù theo chương trình phân ban hiện hành thì môn ngoại ngữ cũng là môn có học nâng cao và tự chọn"
- GS Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội





Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Học sinh cần nắm vững những gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ: AUTO TELEX VNI Off

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
[C11] forum :: Học tập- Vui chơi-Nghịch ngợm :: Khu vực học tập...Cấm xâm nhập Virus -
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất